Sam Walton – Wall Mark – bức tường khổng lồ của giới bán lẻ đã từng chỉ được xây dựng nên bằng vài xu!!!

Lập nghiệp chỉ với vài xu

Năm 2001, Kmart với hệ thống hàng chục nghìn cửa hàng bán lẻ đã tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình “người khổng lồ” Wal-Mart trụ lại. Ông chủ tập đoàn bán lẻ này là Sam Walton đã từng khởi nghiệp chỉ với vài đồng xu trong túi. “Tôi không biết điều gì khiến người ta có tham vọng, nhưng thực tế là tôi đã được trời phú cho động cơ và tham vọng bẩm sinh”, Sam Walton nói về mình như vậy.

Sam Walton tốt nghiệp Trường Đại học Missouri vào tháng 6/1940 với bằng kinh doanh, và ông đã làm việc cật lực như đã làm trong suốt cuộc đời.

“Tôi luôn tràn đầy năng lượng, nhưng tôi cũng thấy mệt. Từ khi vào trung học, tôi đã tự làm ra tiền và tự mua quần áo cho mình. Tại trường đại học, tôi chi thêm tiền học, tiền ăn, các khoản hội phí và tiền chi cho các cuộc hẹn hò.

Bố mẹ tôi sẽ rất vui lòng giúp đỡ tôi nếu có thể, nhưng đó là thời kỳ đại khủng hoảng và họ không có thêm một khoản tiền nào. Tôi phải tiếp tục công việc đưa báo trong thời học trung học, và vào đại học tôi phải đi đưa thêm một số tuyến đường mới, thuê một vài người giúp đỡ, và biến nó thành một việc kinh doanh tương đối tốt.

Tôi kiếm được khoảng 4.000 đến 5.000 đôla mỗi năm, khoản tiền mà vào cuối thời kỳ đại khủng hoảng là tương đối lớn.

Ngoài việc đưa báo, tôi còn làm phục vụ bàn để đổi lấy đồ ăn, và tôi cũng đứng đầu đội cứu hộ bể bơi. Bạn có thể thấy tôi là người khá bận rộn, và bạn có thể hiểu được tại sao tôi ngày càng tôn trọng giá trị đồng đô la.

Nhưng giờ đã đến lúc tốt nghiệp đại học, và tôi đã sẵn sàng từ bỏ những công việc này, để thực sự háo hức bước ra ngoài thế giới và tự tạo ra một giá trị nào đó cho bản thân mình bằng một công việc thực sự.

Lần đầu tiên cơ hội bán lẻ đến với tôi vào năm 1939, khi gia đình tôi chuyển đến ở cạnh nhà một người đàn ông tên là Hugh Mattingly.

Ông từng là thợ cắt tóc ở Odessa, Missouri trước khi cùng với những anh em của mình bắt đầu phát triển một hệ thống có tới 60 cửa hàng vào thời điểm đó.

Tôi có thể nói chuyện với ông về việc buôn bán, về cách thức tiến hành, và kết quả kinh doanh. Ông rất quan tâm đến tôi và sau đó thậm chí còn đề nghị tôi làm việc cho ông ta.

Nhưng vào lúc đó, tôi không quan tâm một cách nghiêm túc tới công việc bán lẻ. Thực ra, tôi đã tin chắc là mình sẽ trở thành một người bán bảo hiểm.

Cha người bạn gái của tôi tại trường trung học là một nhân viên bán bảo hiểm rất thành công của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Mỹ, và tôi đã nói chuyện với ông về công việc kinh doanh đó.

Đối với tôi dường như ông đã làm ra tất cả tiền trên thế giới, bảo hiểm dường như là một thứ thích hợp hiển nhiên đối với tôi vì tôi nghĩ rằng tôi có thể bán nó.

Tôi buôn bán mọi thứ. Khi còn là một đứa trẻ, tôi bán tạp chí Liberty (Tự Do) giá một đồng 5 xu, và sau đó chuyển sang tờ Woman’s Home Companion (Cẩm nang gia đình của phụ nữ) khi tờ đó bán chạy hơn để lấy một hào, và nhận ra rằng tôi có thể kiếm được gấp đôi. Mặc dù tôi và bạn gái chia tay, nhưng tôi vẫn có nhiều kế hoạch lớn.

Tôi dự định rằng mình sẽ lấy bằng và theo học tại Đại học Tài chính Wharton ở Pennsylvania. Nhưng khi nhắc đến đại học, tôi nhận ra rằng cho dù vẫn duy trì việc bán báo để cho việc học thì tôi cũng không đủ tiền để học tại Wharton.

Vì vậy, tôi quyết định đầu tư vào những gì mình đã có và đi theo hai nhà tuyển mộ, những người đã đến các trường học ở Missouri.

Cả hai người đều mời tôi làm việc cho công ty của họ. Tôi chấp nhận lời đề nghị của công ty JC Penney và bỏ qua lời đề nghị từ công ty Sears Roebuck. Giờ đây, tôi nhận ra một sự thật đơn giản:\ tôi đã trở thành người bán lẻ vì quá mệt mỏi và muốn có một việc làm.

Công việc diễn ra khá thuận lợi – ba ngày sau khi tốt nghiệp (ngày 3/6/1940) tôi đến nhận công việc tại cửa hàng JC Penney tại Des Moines, Iowa, và bắt đầu làm nhân viên quản lý tập sự với mức lương 75 đôla một tháng.

Đó là ngày tôi gia nhập nghề bán lẻ, và ngoại trừ thời gian phục vụ trong quân đội thì tôi đã ở trong nghề này suốt 52 năm.

Có thể tôi được sinh ra để trở thành một thương gia, có thể đó là số phận. Tôi không biết nhiều về những điều đó, nhưng tôi chắc chắn về điều này.

Tôi yêu thích nghề bán lẻ ngay từ đầu và đến tận bây giờ tôi vẫn yêu thích nó. Tuy nhiên, không phải ngay lập tức mọi việc đã diễn ra suôn sẻ như vậy.

Như đã nói, tôi có thể bán hàng, và tôi yêu thích công việc bán hàng. Không may là tôi đã không bao giờ tập viết cẩn thận. Helen nói rằng chỉ có khoảng năm người trên thế giới có thể đọc được chữ viết như gà bới của tôi và bà ấy không thuộc số đó. Điều này bắt đầu gây khó khăn cho tôi trong công việc mới.

Ở Penney có một nhân viên đến từ New York tên là Blake chuyên đi khắp đất nước để kiểm toán các cửa hàng, đánh giá nhân sự và những việc linh tinh khác, và ông ta gặp chúng tôi khá thường xuyên.

Ông ta rất khó chịu vì tôi đã làm rối tung các hóa đơn bán hàng và thường nhầm lẫn số đăng ký hàng hóa. Tôi không thể để một khách hàng mới phải đợi trong khi lãng phí thời gian với đống giấy tờ về số hàng mà tôi đã bán và phải thừa nhận là nó đã gây ra nhiều rắc rối.

Ông Blake sẽ nói khi đến Des Moines sẽ gặp tôi: “Walton, nếu cậu không phải là một nhân viên bán hàng giỏi như vậy, có lẽ tôi đã sa thải cậu. Có thể cậu chỉ đơn giản là không được sinh ra để bán lẻ mà thôi”.

May mắn thay, tôi đã tìm được một nhà vô địch trong cửa hàng nơi tôi làm. Đó là nhà quản lý Duncan Majors, một người có khả năng tạo động lực tuyệt vời và có niềm tự hào là đã đào tạo nhiều quản lý viên của Penney hơn bất kỳ ai trên nước Mỹ.

Ông có kỹ thuật riêng của mình và là một nhà quản lý rất thành công. Bí quyết của ông là có thể khiến chúng tôi làm việc từ 6h30 sáng đến 7h hoặc 8h tối. Tất cả chúng tôi đều muốn trở thành quản lý viên như ông.

Vào chủ nhật khi không phải làm việc thì chúng tôi, cả tám người đều là nam giới đến nhà ông. Tất nhiên chúng tôi sẽ nói chuyện về bán lẻ và chơi bóng bàn hoặc chơi bài.

Đó là một công việc làm cả tuần. Tôi nhớ vào một ngày chủ nhật, Duncan Majors lĩnh séc thưởng hàng năm của Penney và khoe nó ở khắp mọi nơi. Khoản tiền thưởng khoảng 65.000 đôla đã gây ấn tượng mạnh tới chúng tôi. Việc được nhìn người đàn ông này làm việc làm tôi thấy phấn khích với công việc bán lẻ.

Ông thực sự rất giỏi. Hồi đó có một điều hay là ngài James Cash Penney thường đích mình đến thăm cửa hàng. Ông không qua lại các cửa hàng thường xuyên như tôi vẫn làm sau này, nhưng ông cũng có đi lại.

Tôi vẫn nhớ ông đã chỉ cho tôi cách buộc và đóng gói hàng hóa, bọc hàng với những sợi dây và những tờ giấy tuy nhỏ nhưng nhìn vẫn đẹp.

Tôi làm việc cho Penney khoảng 18 tháng, và theo những gì tôi biết, họ đã thực sự là đầu tàu của ngành này. Nhưng hồi đó tôi đang trong quá trình tìm kiếm sự cạnh tranh.

Bộ phận tôi làm việc tại Des Moines có 3 cửa hàng, do đó vào giờ ăn trưa tôi đi lang thang tới các cửa hàng của Sears và Yonkers để xem họ làm gì.

Đến đầu năm 1942, khi chiến tranh vẫn đang diễn ra, là một người đã tốt nghiệp ROTC, tôi hăng hái tình nguyện, sẵn sàng vượt biển và thực hiện nghĩa vụ người lính của mình. Nhưng quân đội là một điều ngạc nhiên lớn đối với tôi.

Do có khuyết tật nhỏ về tim, tôi không đủ tiêu chuẩn về thể lực để tham gia chiến đấu mà chỉ được giao những nhiệm vụ hạn chế. Loại công việc này làm tôi chán nản và do chỉ muốn được gọi đi chiến đấu nên tôi đã bỏ việc tại Penney và chuyển xuống phía nam, về hướng Tulsa với ý niệm mơ hồ là muốn xem công việc kinh doanh dầu lửa ở đây như thế nào.

Nhưng tôi lại nhận được việc làm tại nhà máy thuốc súng khổng lồ Du Pont tại thị trấn Pryor, bên ngoài Tulsa. Căn phòng duy nhất tôi có thể tìm được nằm ở phía trên Claremore. Đó là nơi tôi gặp Helen Robson vào một đêm tháng Tư tại một sân chơi bowling rồi chúng tôi yêu nhau.

Cha của Helen là một luật sư, một chủ nhà băng, một chủ trang trại nổi tiếng, và Helen thấy chúng tôi cần phải sống độc lập. Tôi đồng ý với Helen, và tôi nghĩ cơ hội tốt nhất của chúng tôi là ở St. Louis.

Khi chúng tôi tới St. Louis, một người bạn cũ của tôi, Tom Bates cũng muốn gia nhập vào ngành kinh doanh cửa hàng bách hóa. Tôi biết Tom, khi chúng tôi còn là những đứa trẻ tại Shelbina – cha của cậu ấy sở hữu cửa hàng bách hóa tổng hợp lớn nhất thị trấn còn Tom và tôi là bạn cùng phòng ở Beta Theta Pi tại Missouri.

Sau khi giải ngũ, tôi tìm gặp Tom ở St. Louis. Cậu ta đang làm việc tại cửa hàng giày của nhà Butler Brothers. Butler Brothers là hãng bán lẻ tầm cỡ khu vực với hai hệ thống:

Federated Stores, một hệ thống các cửa hàng bách hóa nhỏ, và Ben Franklin, một hệ thống các cửa hàng tạp hóa mà trước đây chúng ta thường gọi “Năm xu và Một hào” (những cửa hàng bán quần áo và đồ gia dụng nhỏ với giá 5 và 10 xu) hoặc các “cửa hàng 10 xu”.

Tôi nghĩ Tom đã có một ý tưởng tuyệt vời. Cậu ta và tôi sẽ trở thành đối tác, mỗi người góp 20.000 đôla, và mua một cửa hàng bách hóa Federated tại đại lộ Del Mar ở St. Louis.

Helen và tôi có khoảng 5.000 đôla, và tôi biết rằng chúng tôi có thể vay số còn lại từ cha của Helen, người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi. Tôi đã chuẩn bị tất cả để trở thành một chủ sở hữu cửa hàng bách hóa tại một thành phố lớn thì Helen nói ra suy nghĩ và đặt ra quy tắc của mình.

Vì vậy, các thành phố với dân số trên 10.000 người là ngoài phạm vi của nhà Walton. Nếu bạn biết một chút về chiến lược thành phố nhỏ ban đầu đã đưa Wal-Mart phát triển suốt hai thập kỷ sau đó, thì bạn có thể thấy rằng đây là sự sắp đặt sẵn cho những gì phải đến.

Helen thậm chí còn nói rằng không cần đối tác vì như vậy quá rủi ro. Gia đình cô cũng đã phải đối mặt với một số quan hệ đối tác xấu đi, và cô kiên quyết cho rằng con đường duy nhất là tự kinh doanh một mình. Do vậy, tôi trở lại với Buler Brothers để xem họ còn gì khác cho tôi không.

Cái họ có là cửa hàng tạp hóa Ben Franklin tại Newport, Arkansas – một thị trấn chỉ có bông và đường sắt với khoảng 7.000 dân, tại đồng bằng sông Mississippi, phía Đông Arkansas.

Tôi nhớ là mình đã đi đến đó bằng tàu hỏa từ St. Louis mà vẫn mặc quân phục với thắt lưng Sam Browne và đi tới phố Front để xem qua cửa hàng mơ ước này.

Một người đến từ St. Louis đã sở hữu nó nhưng công việc kinh doanh của ông ta đã không đi tới đâu. Ông ta thua lỗ và muốn bán mọi thứ đi càng nhanh càng tốt. Tôi nhận ra rằng tôi là gã khờ mà Butler Brothers gửi đến để cứu ông ta.

Tôi mới chỉ hai mươi bảy tuổi và đầy tự tin, nhưng tôi không biết điều đầu tiên cần làm là định giá những đề xuất kiểu này nên đã nhảy vào vụ mua bán ngay lập tức.

Tôi mua cửa hàng với giá 25.000 đôla, trong đó có 5.000 là của tôi, còn 20.000 thì vay từ cha của Helen. Sự ngây thơ của tôi về hợp đồng và những thứ tương tự lúc đó đã gây nhiều rắc rối cho tôi sau này.

Tất nhiên chỉ sau khi hoàn tất vụ mua bán tôi mới thấy rằng cửa hàng đó thực sự vô dụng. Nó có doanh thu khoảng 72.000 đôla một năm, nhưng tiền thuê chiếm 5% doanh thu – điều tôi nghĩ là có vẻ tốt – nhưng hóa ra lại là mức thuê cao nhất trong ngành kinh doanh tạp hóa. Không ai trả 5% doanh thu để thuê cửa hàng.

Và nó còn có một đối thủ cạnh tranh lớn – cửa hàng Sterling bên kia đường với một nhà quản lý tuyệt vời, John Dunham, với doanh số 150.000 đôla một năm, gấp đôi cửa hàng của tôi.

Mặc dù rất tự tin song tôi chưa từng có một ngày kinh nghiệm trong việc quản lý một cửa hàng tạp hóa. Do vậy, Butler Brothers gửi tôi đến cửa hàng Ben Franklin tại Arkadelphia, Arkansas để đào tạo trong hai tuần. Sau đó, tôi tự mình đứng trên đôi chân của mình và chúng tôi mở cửa hàng vào ngày 01/09/1945.

Tôi sẽ không bao giờ quên một vụ làm ăn với Harry, một trong những vụ làm ăn tốt nhất tôi từng có và là một bài học đầu tiên về định giá. Đó là điều đã làm tôi lần đầu tiên nghĩ về phương hướng của thứ cuối cùng trở thành nền tảng triết lý kinh doanh của Wal-Mart.

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề “làm thế nào mà Wal-Mart đã làm được điều này” thì đây là một câu chuyện mà bạn phải ngồi thẳng lên và chú ý lắng nghe. Harry bán quần lót phụ nữ – loại sợi đan, hai vạch có phần thắt eo bằng dây chun – với giá 2 đôla một tá.

Tôi đã mua loại tương tự của Ben Franklin với giá 2,5 đôla một tá và bán chúng với giá 1 đôla ba chiếc. Còn với giá của Harry, chúng tôi có thể bán với giá 1 đôla bốn chiếc và tạo ra một đợt khuyến mãi lớn cho cửa hàng của chúng tôi.

Đây là bài học rất đơn giản mà chúng tôi đã học được – bài học mà những người khác cũng học được và cuối cùng đã làm thay đổi cách thức các nhà bán lẻ bán hàng và cách thức khách hàng mua hàng trên toàn nước Mỹ.

Tôi thấy rằng bằng cách định giá 1 đôla, tôi có thể bán được nhiều gấp ba lần so với việc định giá 1,2 đôla. Tôi có thể chỉ còn được một nửa lợi nhuận từ một chiếc nhưng do tôi bán được nhiều gấp ba lần nên tổng lợi nhuận lớn hơn nhiều.

Mọi thứ bắt đầu tiến triển nhanh chóng theo chiều hướng khá tốt tại Newport trong một thời gian rất ngắn. Chỉ sau hai năm rưỡi, chúng tôi đã trả lại được 20.000 đôla vay của bố Helen và tôi cảm thấy rất hài lòng vì điều này. Thế nghĩa là công việc kinh doanh đã tự đứng vững và tôi hình dung được là chúng tôi đã thực sự đi trên con đường của mình.

Chúng tôi đã thử nhiều biện pháp khuyến mãi và chúng có tác dụng tốt. Trước tiên, chúng tôi đặt một chiếc máy rang ngô bên ngoài vỉa hè và bán rất chạy.

Do đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định rằng cần đặt ở đó một chiếc máy làm kem nữa. Tôi lên dây cót lòng can đảm của mình và đi tới nhà băng để vay một khoản tiền 1.800 đôla (vào thời điểm đó đây là một món tiền rất lớn) để mua chiếc máy này. Đó là lần đầu tiên tôi vay tiền nhà băng.

Sau đó, chúng tôi đưa chiếc máy ra vỉa hè bên cạnh chiếc máy rang ngô, với mong muốn thu hút được sự chú ý. Đây là một biện pháp mới lạ, một thử nghiệm khác, và chúng tôi thực sự thu được lợi nhuận từ chúng. Chúng tôi hoàn trả được 1.800 đôla trong hai hoặc ba năm, và tôi cảm thấy rất tuyệt vời.

Tôi thực sự không muốn người ta nhớ đến như một kẻ mất sạch cơ nghiệp chỉ vì một chiếc máy làm kem.

5 năm đầu tiên ở Newport đã trôi qua và tôi đã thực hiện được mục tiêu của mình. Cửa hàng Ben Franklin nhỏ của tôi đã có được doanh số 250.000 đôla và đem lại 30.000 tới 40.000 đôla lợi nhuận trong một năm.

Đó là cửa hàng Ben Franklin số một về doanh số và lợi nhuận, không chỉ ở Arkansas mà ở toàn bộ vùng sáu bang. Nó là cửa hàng tạp hóa lớn nhất tại Arkansas, và tôi không tin là có một cửa hàng nào lớn hơn tại ba hay bốn bang lân cận”.

Dưới bảng hiệu Wal-Mart, có hai dòng chữ sau này trở thành phương cách làm việc nổi tiếng: “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn khách hàng”. Trong cuộc đời kinh doanh sóng gió của mình, Sam vẫn giữ vững phương châm ấy.

“Tôi không bao giờ là người dừng bước trước bất hạnh, và khi đó tôi cũng không dừng bước. Người ta thường nói rằng bạn có thể tìm ra sự may mắn ở bất kỳ mọi sự rủi ro nào nếu bạn cố gắng thực sự.

Tôi luôn nghĩ rằng khó khăn chỉ là những thách thức, và thách thức trong tay cũng khá đơn giản để giải quyết: tôi phải tự nâng mình dậy và xoay xở với tình thế, làm lại tất cả từ đầu, thậm chí lần này phải tốt hơn”, Sam nhấn mạnh.

Những chuyện ít biết về Bill Gates

Truyền thông thế giới đều có bài viết về Bill Gates, những giọt nước mắt khi ông chia tay Microsoft. Nhưng còn rất nhiều điều người ta chưa biết…

Con người Bill Gates

Khi Bill Gates học lớp 6, bố mẹ quyết định ông cần một bác sỹ tâm lý. Gates luôn tranh cãi với mẹ, bà Mary Maxwell Gates, người luôn tin rằng ông nên làm những gì bà bảo. Bà gọi ông xuống ăn cơm tối, và Gates không trả lời gì. “Con đang làm gì đấy”, bà Mary lại hỏi.

“Con đang suy nghĩ”, cậu bé Bill cáu kỉnh đáp.

“Đang suy nghĩ à?”

“Vâng, mẹ. Con đang suy nghĩ”, Gates nói giận dữ. “Mẹ chưa từng suy nghĩ à?”

Sau 1 năm, bác sỹ tâm lý nói với Mary: “Bà sẽ thua. Tốt hơn hết bà nên tự điều chỉnh, bởi không ích gì khi đánh cậu ta”. Mary là một người thông minh và mạnh mẽ, nhưng “bà cũng chấp nhận ý nghĩ không ích gì khi cố gắng đối đầu với Bill”.

Rất nhiều công ty máy tính cũng kết luận tương tự. Trong mấy chục năm kể từ khi Bill Gates bỏ học ở trường Harvard để khởi sự Microsoft, William Henry Gates III đã đánh bại các đối thủ trong giới hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

Thành công của Gates bắt nguồn từ tính cách của ông: một tính cách pha trộn mãnh liệt giữa sự thông minh, chăm chỉ, cật lực làm việc, cạnh tranh và mạnh mẽ. Microsoft cũng thế. “Tính cách của Bill Gates quyết định văn hóa của Micrsoft”, Nathan Myhrvold, bạn của ông nói. Mặc dù là người nổi tiếng trên thế giới, nhưng Gate vẫn khó hiểu với mọi người, trừ một số bạn thân.

“Tôi không nghĩ có gì đặc biệt về sự thông minh của con người”, Gates nói. Ngay cả khi ăn, ông cũng rất “đa năng”: Gates thuận cả hai tay, ông chuyển thìa, dĩa qua lại cả hai tay trong bữa ăn và dùng bất cứ tay nào khi nó rỗi.

Bill Gates thiếu tự tin và hay xấu hổ

Bố của Gates, ông William H. Gates, là một người đàn ông cao lớn và cởi mở, không như cậu con trai dáng người nhỏ và tính cách bí ẩn. Còn mẹ của Gates lại là người phụ nữ “phi thường”, bố Gates nói. Là con gái một ông chủ ngân hàng, Mary Maxwell Gates giỏi giang cả trong xã hội lẫn kinh doanh, làm nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức nổi tiếng như Trường Đại học Washington…

Vậy nhưng Gates là cậu bé thiếu tự tin trong các giao tiếp xã hội, bố ông nói. “Tôi vẫn còn nhớ cậu ta (Gates) đã mất hẳn 2 tuần mới dám mời một bạn gái đi xem hòa nhạc, sau đó lại bị từ chối. Nhưng Mary lại khác. Bà là ngôi sao trong giao tiếp xã hội”.

“Chúng tôi trở nên lo lắng cho Gates khi cậu bắt đầu vào cấp II”, bố Gates nói. “Bill nhỏ bé và hay xấu hổ, rất cần bảo vệ, sở thích của cậu cũng rất khác biệt với các học sinh lớp 6 thông thường khác”.

Tự học ngôn ngữ BASIC với bạn của mình là Paul Allen, Trey (tên trong gia đình của Bill Gates) đã cho ra đời 2 lập trình khi đang học lớp 8. Trey và Paul nhanh chóng dành những buổi tối của họ tại một công ty ở địa phương, công ty đã mua một chiếc máy tính rất to và vẫn chưa phải trả tiền chỉ vì nó có lỗi. Để được “nghịch ngợm” máy tính, công việc của hai cậu bé Paul và Trey là cố gắng tìm ra lỗi trong máy. “Trey rất say mê”, bố Gates nhớ lại. “Sau khi chúng tôi đi ngủ, cậu bé đánh vật cả máy tính ra sàn nhà và dành gần cả đêm ở đó”.

Kinh doanh từ ngày học lớp 8

Khi học trung học, Gates và bạn bè đã khởi sự một công ty có lãi, phân tích và thống kê dữ liệu giao thông cho thành phố. “Hồi học lớp 9”, Gates nhớ lại, “Tôi không đạt điểm tốt, nhưng tôi quyết phải có mọi điểm A. Tôi không vào lớp học toán, bởi tôi đã biết hết và đã đọc trước hết cả. Rồi tôi lọt vào top 10 học sinh Mỹ trong một kỳ thi năng khiếu. Chính điều đó đã tạo ra sự độc lập trong tôi và dạy tôi rằng tôi không cần phải nổi loạn, chống đối”. Đến năm lớp 10, Gates đã dạy máy tính và viết lập trình về lịch học, một lập trình có chức năng bí mật luôn xếp ông vào lớp có những cô bạn gái thông minh, xinh đẹp.

Bạn thân nhất của Gates là Kent Evans, con trai của một nhà chính trị. “Chúng tôi đọc Fortune cùng nhau, chúng tôi sẽ chinh phục thế giới”, Gates nói. Cùng với Paul Allen, họ lập thành Nhóm Nhà lập trình nổi tiếng, và nhận việc viết hệ thống bảng lương cho một hãng tư nhân. Giữa họ đã xảy ra một cuộc tranh cãi lớn, khi Allen cố gắng “ôm” toàn bộ công việc. Nhưng Allen sớm nhận ra ông cần Gates – người làm việc không biết mệt – để viết mã. “OK”, Gates nói với Allen, “nhưng tôi sẽ phụ trách. Từ nay sẽ rất khó làm việc với tôi trừ phi tôi phải phụ trách mọi thứ”. Và ông đã đúng.

Để giảm bớt áp lực lập trình, Evans đi leo núi. Một ngày Gates nhận được tin: Evan đã bị ngã chết. “Tôi chưa bao giờ nghĩ về ai đó bị chết”, Gates nói. “Trong 2 tuần liền, tôi không thể làm gì”.

Sau đó, Gates trở nên gần gũi hơn với Paul Allen. Họ cùng học ngôn ngữ AI (artificial-intelligence – một môn khoa học về sự thông minh của con người trên máy tính). “Chúng tôi trở thành đối tác, bạn thân thực sự”, Gates nói. “Chúng tôi nói chuyện hàng giờ mỗi ngày”. Chính Allen đã thuyết phục Gates bỏ học ở trường Harvard để khởi nghiệp công ty phần mềm. Ban đầu họ đặt tên nó là Micro-Soft (sau khi xem xét tên gọi Allen & Gates Inc). Đây là một mối quan hệ nhiều sóng gió: Gates là người tham công tiếc việc và thích cạnh tranh, Allen là người mơ mộng và không thực tế.

Phong cách làm việc đặc biệt

CEO Microsoft hiện nay, Steve Ballmer, chính là người đã nuôi dưỡng mặt xã hội cho Gates, “lôi kéo” Gates gia nhập và các câu lạc bộ. “Ông ấy là người thông minh nhất tôi từng gặp” Ballmer nói.

Khi Microsoft bắt đầu phát triển vào năm 1980, Gates cần một người “phi công nghệ” thông minh để giúp điều hành mọi thứ, và ông đã “quyến rũ” Ballmer, lúc đó đang làm cho hãng Procter & Gamble. Giữa Ballmer và Gates cũng có những cuộc “khẩu chiến” mạnh mẽ như với Allen. “Lần cãi nhau đầu tiên là khi tôi khăng khăng cần tuyển thêm 17 người nữa”, Ballmer nhớ lại. “Gates đã cáu rằng tôi đang làm ông ấy phá sản”. Nguyên tắc của Gates là Microsoft luôn phải có đủ tiền trong ngân hàng để duy trì trong 1 năm khi không có doanh thu.

Ballmer nói Gates thích mọi người, kể cả cấp dưới, thách thức ông và khi ông bắt đầu la hét họ, nghĩa là ông tôn trọng họ. Một trong những câu nói yêu thích của Gates là “Đó là điều ngu ngốc nhất tôi từng nghe”, và các nạn nhân của câu nói này hiểu nó là một sự tôn trọng của Gates.

Gates gặp Melinda French tại một cuộc họp báo của Microsoft ở Manhattan. Cũng như Gates, Melinda thông minh và độc lập. Và cũng như mẹ của Gates, bà thân thiện và giao tiếp xã hội tốt, một tính cách dễ gần và dễ tổ chức các hoạt động. Nhưng Melinda bảo vệ sự riêng tư mạnh mẽ và hiếm khi cho phép báo chí phỏng vấn.

Điện thoại trong văn phòng của Gates hiếm khi đổ chuông. Ông làm việc theo 3 cách: xử lý 100 (hoặc hơn) email mỗi ngày (và đêm), thường cười khoái chí mỗi khi ông gửi 1 email đi; ông gặp gỡ các nhà quản trị cấp cao mỗi tháng; và quan trọng nhất: ông dành 70% lịch làm việc cho các sản phẩm, ông tổ chức 2 hoặc 3 cuộc họp nhỏ mỗi ngày với các nhóm nhân viên để khảo sát lại các sản phẩm khác nhau của công ty.

Khi được hỏi về những hối tiếc, Gates đã nói về việc không đưa những ứng dụng email của Microsoft ra thị trường nhanh hơn. “Chúng tôi quá bận rộn, và khi tôi viết những việc ưu tiên cần làm, ban giám đốc Microsoft đã nói tôi phải bớt đi, và chúng tôi đã bớt ưu tiên về email”.

Gates có 3 đứa con và từ hai năm trước, ông nói dự định để lại cho các con mỗi đứa 10 triệu USD và sau đó sẽ tập trung vào công việc từ thiện. Và cuối tháng 6 vừa qua, Bill Gates đã chính thức chia tay Steve Ballmer và Microsoft.

Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook

Ở tuổi 25, Mark Zuckerberg đã có trong tay 1 tỉ USD và là tỷ phú trẻ nhất góp mặt trong bảng danh sách 400 tỷ phú của Forbes. Mark Zuckerberg là sáng lập viên và cũng là Giám đốc điều hành (CEO) của mạng kết nối xã hội Facebook.

Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái có cha là bác sĩ nha khoa và mẹ là nhà tâm lý học, nhưng chàng trai Mark Zuckerberg lại có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Chính điều này đã đưa “chàng trai vàng” trong ngành công nghệ thông tin đi đến thành công như ngày hôm nay.

Từ những thử nghiệm ban đầu

Mark Zuckerberg bắt đầu tự học lập trình máy tính khi vẫn còn là một cậu bé học sinh cấp hai. Cậu bé Mark lúc đó thực sự quan tâm tới việc phát triển, nâng cấp những chương trình máy tính đặc biệt là những công cụ giao tiếp trên mạng và các trò chơi (game).

Khi bước vào Trường phổ thông Phillips Exeter, Mark đã xây dựng được chương trình có tính ứng dụng cao như chương trình để giúp những người công nhân làm việc trong văn phòng của cha mình giao tiếp được với nhau, phiên bản game “Risk” và chương trình nghe nhạc Synapse. Những sáng tạo bước đầu của Mark đã gây được sự chú ý của giới công nghệ thông tin ở Mỹ lúc bấy giờ, trong đó có Microsoft và American Online (AOL).

Cả hai tập đoàn lớn này đều cố gắng thuyết phục để mua được bản quyền chương trình Synapse và muốn Mark về làm việc cho mình song Mark lại quyết định theo học ở Đại học Harvard.

Đến năm 2002, Mark bắt đầu bước chân vào giảng đường của trường Đại học Harvard, một trường đại học uy tín hàng đầu của Mỹ. Tại đây, anh đã thực hiện nhiều dự án về công nghệ ưa thích. Mark thực hiện đề án Coursematch cho phép các sinh viên tham gia có thể xem danh sách những sinh viên khác cùng đăng ký học chung môn học với mình. Dự án này cũng được khá nhiều sinh viên trong trường hưởng ứng.

Ngày 4/2/2004, chỉ 2 năm sau đó, Mark cho ra đời Facebook mà theo Mark đánh giá lúc bấy giờ chỉ là một dự án để kỷ niệm thời gian học ở đây với tên gọi “Harvard-Thing”. Thật ra ý tưởng này của Mark được xuất phát từ hồi anh còn học trong trường trung học Phillips Exeter, chương trình cho phép người truy cập có thể tìm hiểu thông tin về các sinh viên, ngành học, giảng viên…

Chỉ sau 4 tiếng đồng hồ, có 450 lượt truy cập và nhà trường lập tức cắt đứt kết nối mạng Internet của Mark, đồng thời khiển trách cậu về tội xâm phạm an ninh mạng máy tính của trường, lấy cắp thông tin để post lên website của mình. Nhận lỗi lầm và không nản chí, Mark tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp Facebook theo nguyên tắc thông tin trên website phải được sự đồng ý của cá nhân hay tổ chức và nhiều dự án kế tiếp.

Mark Zuckerberg từng thừa nhận chính chủ nhân Microsoft, tỷ phú Bill Gates là nguồn cảm hứng khiến cậu rời trường danh tiếng Harvard để thực hiện ước mơ của mình. Mọi chuyện bắt đầu khi năm 2004, Bill Gates đến Harvard để nói chuyện với các sinh viên.

Lúc đó, Bill Gates đã khuyến khích các sinh viên thực hiện dự án nào đó mà mình đam mê, thậm chí tạm ngưng việc học để theo đuổi ước mơ của mình như ông đã từng làm. Thế là Mark và người bạn cùng học Moskovitz quyết định rời Harvard đến Thung lũng Silicon, bang California để toàn tâm toàn ý cho Facebook.

Tới thành công với Facebook

Mark Zuckerberg chuyển tới Palo Alto, California với Moskovitz và vài người bạn khác. Họ thuê một căn nhà nhỏ vừa sống và làm văn phòng. Vào mùa hè năm 2004, Mark đã gặp Peter Thiel, người đã đầu tư vào công ty của Mark. Vậy là anh cũng có được văn phòng làm việc đầu tiên đúng nghĩa trong cả mùa hè năm nay.

Mark đã từng tâm sự, trong giai đoạn khó khăn này, nhóm đã có ý định quay trở lại Harvard vào mùa thu năm đó nhưng cuối cùng nhóm vẫn ở California. Và cho tới tận bây giờ, anh vẫn chưa trở lại trường để hoàn thành nốt chương trình đại học.

Facebook phát triển nhanh chóng. Số thành viên lên tới khoảng 60 triệu người và dự kiến sẽ lên tới con số 70 triệu vào cuối năm nay. Facebook là trang web về hình ảnh số một ở Mỹ với hơn 8,5 triệu tấm ảnh được đưa lên mạng mỗi ngày.

Có được điều này là nhờ Mark Zuckerberg và nhóm bạn của mình liên tục nâng cấp Facebook tạo thuận lợi cho người sử dụng. Ngày 5/6/2006, Facebook cho ra mắt công cụ News Feed cho phép người truy cập có thể nhận biết bạn bè của mình đang làm gì trên trang web này.

Đến ngày 24/5/2007, Mark tuyên bố về Facebook Platform, một chương trình nền tảng để phát triển các ứng dụng xã hội, trong đó có mạng kết nỗi xã hội Facebook. Tuyên bố này thực sự đã tạo được hưng phấn cũng như hứng thú cho nhóm của Mark.

Mark-Zuckerberg-FacebookChỉ trong vài tuần, hàng loạt ứng dụng đã được xây dựng và một vài trong số đó đã có hàng triệu người sử dụng. Cho đến nay, có tới hơn 400.000 người am hiểu về viết chương trình máy tính trên toàn thế giới tham gia vào công việc xây dựng những ứng dụng này cho Facebook Platform.

Chỉ 1 tháng sau đó, ngày 11/6/2007, Mark công bố về hệ thống quảng cáo xã hội ở Los Angeles. Một phần của chương trình Facebook Beacon sẽ cho phép mọi người chia sẻ thông tin với mạng lưới những người bạn trên Facebook thông qua những hoạt động trên các website khác. Chẳng hạn, một người giao bán trên eBay cũng có thể được nhóm bạn trên Facebook biết được hoạt động này thông qua News Feed.

Vào ngày 23/7/2008, Mark tiếp tục công bố về Facebook Connect, một phiên bản của Facebook Platform trong việc xây dựng các ứng dụng xã hội trên các website khác.

Trước sự phát triển chóng mặt của Facebook, một số đại gia trong ngành công nghệ thông tin trong đó có Yahoo, Viacom đã tìm cách thương lượng mua lại công ty này. Năm 2006, Giám đốc điều hành Yahoo là Terry Semel đã đánh tiếng mua Facebook với giá 1 tỉ USD nhưng Mark Zuckerberg và nhóm của mình không màng đến.

Con số đó trở nên nhỏ nhoi khi ngày 24/10/2007, Microsoft đã chi 240 triệu USD để mua lại 1,6% cổ phần của Facebook. Zuckerberg cùng toàn thể nhân viên Facebook hẳn phải hàm ơn Bill Gates vì như vậy, giá thị trường của Facebook lên tới 15 tỉ USD bởi theo nhiều chuyên gia giá thị trường thực tế của Facebook Inc (Công ty của Mark sáng lập) thấp hơn nhiều.

Trong vai trò giám đốc điều hành CEO của Facebook, Zuckerberg sở hữu 20% cổ phiếu công ty và trên lý thuyết, nếu bán hết số cổ phiếu của mình, anh chàng 23 tuổi này đã có trong tay 3 tỉ USD.

Giá trị của Facebook cứ tăng dần theo số lượng người sử dụng đông lên mỗi ngày mà một số chuyên gia cho rằng, tài sản của chàng trai trẻ Zuckerberg không chỉ 3 tỉ mà có thể lên đến 5 tỉ USD tùy thuộc vào sự thành công tới đây của Facebook trong việc xây dựng mạng lưới quảng cáo.

Cũng trong năm này, Mark Zuckerberg vinh dự nhận giải thưởng Best Startup CEO của Crunchie Award 2007.

Ước muốn trở lại Harvard

Cách đây 5 năm, khi mới chân ướt chân ráo tới California, Mark lập nghiệp với 2 bàn tay trắng: không tiền, không nhà cửa, không xe hơi… Giờ đây khi đã trở thành CEO của Facebook Inc, anh vẫn thích mặc quần jeans, đi xăng đan Adidas và có cuộc sống khá kín đáo.

Trong cuộc họp báo về vụ đầu tư của Microsoft, Mark Zuckerberg thậm chí cũng không tham dự mà để công việc lại cho những quan chức điều hành khác của Facebook. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Mark thổ lộ rằng anh không quan tâm tới việc liệu mình có trở thành CEO hay quản lý công ty hay không mà điều anh thực sự quan tâm đó là được làm những gì mình đam mê và tạo ra thứ gì thật hấp dẫn.

Mark vẫn sống trong một căn phòng thuê mà đồ đạc khá đơn giản và hàng ngày anh vẫn đạp xe đạp hoặc đi bộ đến tổng hành dinh Facebook gần căn hộ của mình.

Thành công nhiều nhưng dĩ nhiên Mark Zuckerberg cũng bắt đầu gặp không ít thách thức. Một số bạn học của Mark ở Harvard (hiện điều hành website đối lập ConnectU) đã đệ đơn kiện anh ăn cắp ý tưởng lập website kết nối xã hội khi giúp họ thiết lập một dự án hồi năm 2003.

Bên nguyên đơn – những người sáng lập website đối thủ ConnectU – buộc Zuckerberg tội vi phạm bản quyền, gian lận và ăn cắp bí mật thương mại, đồng thời yêu cầu đóng cửa Facebook. Facebook phản công bằng cách cáo buộc ConnectU đã xâm nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu để ăn cắp hàng ngàn địa chỉ e-mail trong nỗ lực dụ người sử dụng Facebook sang ConnectU.

Ngoài vụ kiện, Mark Zuckerberg dự kiến sẽ đối mặt với nhiều sức ép sau vụ đầu tư của Microsoft. Điều này là khá dễ hiểu bởi khi có sự tham gia của tập đoàn đại gia này, các đối tác của Facebook sẽ khó có nhiều “chiêu” để thu được nhiều lợi ích hơn khi hợp tác. Hơn thế nữa, những hợp đồng quảng cáo trên Facebook có vẻ cũng bị hạn chế nhất định.

Thành công hay thất bại thì Mark Zuckerberg cũng hài lòng với những trải nghiệm và thành quả thu được của mình trong mấy năm qua. Chưa có thống kê chính thức nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, Zuckerberg là người giàu nhất nước Mỹ trong độ tuổi dưới 25.

Anh chàng này còn được đem ra so sánh với Chủ tịch Bill Gates của Microsoft và Tổng giám đốc Steve Jobs của Apple. Anh đã đi một chặng đường dài và đôi lúc anh muốn nghỉ ngơi. Mark Zuckerberg cho biết anh sẽ xem xét đến việc quay lại Harvard để hoàn thành nốt chương trình đại học.

Trần Anh computer và câu chuyện Rùa – Thỏ

Thành công của Trần Anh cũng giống như chuyện Thỏ và Rùa. Thỏ – các công ty máy tính ra đời trước – nghĩ rằng Rùa – Trần Anh – làm sao mà đuổi kịp mình nên cứ nhởn nhơ không để ý…

Làm là để học

Ngay từ khi còn là sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân, chàng trai trẻ Trần Xuân Kiên đã luôn ấp ủ giấc mở làm giàu với suy nghĩ: “phi thương bất phú”. Nhưng anh lại sinh ra trong một gia đinh không có truyền thống kinh doanh, không đủ giàu có để có thể lập ngay công ty riêng. Để có được một thương hiệu Trần Anh – nhà cung cấp máy tính số 1 ở Hà Nội hiện nay, Kiên đã phải trải qua rất nhiều công việc, từ làm thủ kho cho một xưởng may, trưởng văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài chuyên về lĩnh vực kinh doanh… chè, cán bộ ngân hàng nhà nước… Những kinh nghiệm quản lý, kiến thức kinh doanh thực tế có được đó đã giúp rất nhiều cho Trần Xuân Kiên trong con đường thành lập công ty sau này. Anh đúc kết: “Đối với tôi, mỗivị trí, mỗi công việc đều đem lại cho mình những bước trưởng thành. Tôi không quan tâm đến thu nhập nhiều lắm mà chỉ quan tâm có học được gì không, cái học được lớn nhất sau suốt quãng thời gian đi làm thuê chính là học được từ lãnh đạo mình những kinh nghiệm quản lý, những kiến thức kinh doanh thực tế…”.

Lý thuyết kinh doanh: “Chiến lược Đại dương xanh”

Thế rồi, thời điểm để anh tạo lập cho riêng mình một sự nghiệp cũng đến. Cách đây gần 6 năm, nhận thấy thị trường bán lẻ máy vi tính nói chung còn rất lộn xộn: chất lượng hàng hóa không được đảm bảo, giá cả thì “tùy mặt khách”, một số mặt hàng có tỷ lệ hàng giả, hàng nhái nhiều hơn hàng thật, đi bảo hành sản phẩm thì người tiêu dùng vừa được “bảo” vừa bị “hành”…; Trần Xuân Kiên đã quyết định thành lập một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực máy tính với tiêu chí kinh doanh khác hẳn các công ty khác. Anh đưa ra phương châm “Phục vụ khách hàng như đang phục vụ chính bản thân chúng ta”.

Nói về những ngày gian khó thuở đầu, Kiên cho biết: “Đánh mất niềm tin thì dễ, nhưng lấy được nó thì lại không đơn giản. Tôi luôn xác định công ty phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, tạo cho họ sự tin tưởng tuyệt đối khi đến mua hàng. Chúng tôi đã đưa cam kết bán hàng đúng giá, chỉ bán hàng chính hãng, thời gian bảo hành luôn dài hơn các đơn vị khác từ 1 đến 2 năm…, lập hẳn một trang Web để niêm yết giá bán công khai với nguồn gốc, chất lượng cụ thể để khách hàng tham khảo. Cùng với đó, chúng tôi liên tục đưa ra và thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, chế độ bảo hành, chính sách “bán lẻ rẻ như bán buôn”… mang tính chất đột phá với thị trường máy tính”.

Vào thời điểm đó, cung cách kinh doanh của Trần Anh được coi như một “sự xuất hiện điên rồ” đối với thị trường kinh doanh bán lẻ máy vi tính tại Hà Nội. Nhưng Trần Xuân Kiên lại không nghĩ vậy: “Đó không phải là sự điên rồ. Thành công thường đến với những doanh nghiệp có những sáng kiến, cách làm mới mà các doanh nghiệp khác chưa làm. Trần Anh cũng vậy. Chúng tôi bước vào thị trường kinh doanh thiết bị máy tính muộn hơn so với các doanh nghiệp khác nên cần phải đưa ra những chính sách kinh doanh có yếu tố khác so với cách làm của họ. Tôi rất tâm đắc với nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển: “Tư duy mạnh hơn kinh nghiệm, tốc độ mạnh hơn quy mô”.

Có thế nói, cách làm của Trần Anh thời kỳ đó cũng giống như Lý thuyết kinh doanh Chiến lược Đại dương xanh của hai nhà kinh tế học người Mỹ Philip Kotler và Michael Porter hiện đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, bàn luận sôi nổi. Hiểu nôm na, theo chiến lược này, mỗi doanh nghiệp tự tìm các ngõ ngách của thị trường mà chưa doanh nghiệp nào khai thác, nơi không có cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh khác. Nền tảng quan trọng của chiến lược này là phải đổi mới, tự phân tích mình, phân tích đối thủ, để đổi mới giá trị sản phẩm và dịch vụ theo thị hiếu của người tiêu dùng mà các doanh nghiệp khác chưa tạo ra.

Đem thắc mắc ấy hỏi ông chủ trẻ Trần Xuân Kiên: “Liệu có phải anh đã đi trước so với các đồng nghiệp của mình?”. Anh lắc đầu quầy quậy: “Ngày đó, khi áp dụng chiến lược kinh doanh cho công ty mình, tôi không hề biết tới lý thuyết kinh doanh Chiến lược Đại dương xanh đó. Đơn giản tôi chỉ làm theo những kinh nghiệm mà mình có được, những phân tích, đánh giá sau khi nghiên cứu thị trường, tìm hiểu “đối thủ”. Những thành công ngày hôm nay được Kiên ví von như câu chuyện Thỏ và Rùa. Chuyện con Rùa chậm chạp nhưng lại chiến thắng còn giúp các công ty sinh sau đẻ muộn có thêm niềm tin khi phải đối mặt cạnh tranh với các công ty đối thủ. Kiên khẳng định: “Tương lai luôn ở phía trước và không bao giờ chờ đợi ai, thành công chỉ dành cho những ai liên tục đổi mới, sáng tạo và không ngừng vươn lên. Các công việc mà Trần Anh phải tiếp tục thực hiện ở phía trước đang còn rất nhiều và không thể thực hiện chậm trễ, dù chỉ 1 ngày”.

Warren Buffett – Con đường dẫn đến sự giàu có

Warren Edward Buffett, nhà đầu tư giá trị huyền thoại, đã biến một xưởng dệt đang ốm yếu trở thành một cỗ máy tài chính đầy sức mạnh mà sau này trở thành công ty cổ phần thành công nhất thế giới.

Được mệnh danh là “nhà tiên tri của Omaha” bởi sự tinh thông trong đầu tư của ông, Bufett đã tích lũy được một lượng của cải cá nhân hơn 62 tỷ đôla, đưa ông trở thành một trong những người dẫn đầu danh sách tỷ phú năm 2008 do tạp chí Forbes bình chọn. Ông đã tạo động lực cho rất nhiều tín đồ trung thành hàng năm đến Omaha để có cơ hội nghe ông nói chuyện tại cuộc họp thường niên ở Beckshire, một sự kiện được gán cho danh hiệu một cách hài hước là “lễ hội âm nhạc của chủ nghĩa tư bản – “Woodstock of Capitalism”.

Thời trai trẻ
Buffett ra đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Nebraska, là người con thứ hai trong ba chị em và là con trai một của Howard và Leila Buffett,. Cha ông là người môi giới chứng khoán và đã từng là đại biểu quốc hội Mỹ cả bốn nhiệm kỳ. Howard tham gia các nhiệm kỳ không liên tục vào danh sách ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, nhưng ông lại theo quan điểm tự do chủ nghĩa.

Kiếm tiền là một sở thích có từ rất sớm của Buffett, ông bán nước giải khát và có một chặng đường suôn sẻ. Mới 14 tuổi ông đã đầu tư những thứ kiếm được từ những nỗ lực này vào 40 mẫu đất, sau đó cho thuê lấy lãi. Bị cha thúc giục, ông nộp đơn xin vào học tại đại học Pennsylvania và đã được chấp nhận. Không thấy ấn tượng, Buffett đã rời trường đại học Pennsylvania sau hai năm và chuyển sang đại học Nebraska. Sau khi tốt nghiệp, cha ông một lần nữa thuyết phục về giá trị của việc học, và động viên ông theo đuổi học vị. Harvard đã từ chối Buffett nhưng Colombia thì nhận ông. Buffett học tập dưới sự hướng dẫn của Benjamin Graham, cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị, và thời gian ở Colombia đã mang lại cho ông một giai đoạn sự nghiệp huyền thoại mặc dầu nó được khởi sự muộn. (Hãy đọc đầu tư giá trị trong cuốn “3 Nguyên tắc đầu tư bất tận nhất và Phương thức đầu tư của Warrent Buffet là gì?” – “The 3 Most Timeless Investment Principles and What Is Warren Buffett’s Investing Style?”.)

Sau khi tốt nghiệp, Graham đã từ chối thuê Buffett, thậm chí gợi ý ông không nên làm việc ở phố Wall. Cha của Buffett đồng ý với Graham, và thế là Buffett trở lại Omaha làm việc tại công ty chứng khoán của cha mình. Ông đã cưới Susan Thompson và họ bắt đầu cuộc sống gia đình. Một thời gian ngắn sau đó Graham thay đổi quan điểm và đề nghị Buffet đến làm việc ở New York.

Nền tảng của giá trị
Khi ở New York, Buffett có cơ hội xây dựng dựa trên những lý thuyết về đầu tư mà ông đã học được từ Graham ở Colombia. Đầu tư giá trị, theo Graham nghĩa là liên quan đến việc tìm kiếm cổ phần được bán hạ giá khác thường dưới mức giá trị tài sản, và ông gọi đó là “giá trị nội tại”. Buffett đã tiếp thu tinh hoa nhưng đã có sự quan tâm đến việc phát huy nó lên một bước xa hơn nữa. Không giống Graham, ông còn muốn xem xét cả bên ngoài những con số và tập trung vào đội ngũ quản lý của công ty cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường. (Để biết thêm về “Giá trị nội tại – intrinsic value” xem “ Phân tích cơ bản: Đó là gì? – Fundamental Analysis: What is it?”).

Năm 1956, ông trở lại Omaha, mở công ty Buffett Associates và đã mua một căn nhà. Năm 1962, ở tuổi 30, ông đã là một triệu phú khi ông đã hợp lực với Charlie Munger. Sự cộng tác của họ cuối cùng đã có kết quả trong sự phát triển một triết lý đầu tư dựa vào quan điểm của Buffett về tìm kiếm ở đầu tư giá trị như một cái gì đó còn hơn là cố gắng moi móc vài đồng đôla cuối cùng của những thương vụ đang hấp hối.

Với triết lý đó, họ đã mua Berkshire Hathaway, một xưởng dệt đang sắp đóng cửa. Bắt đầu bằng việc vận dụng thuyết giá trị cổ điển của Braham để sau đó khi việc kinh doanh hé mở những tín hiệu hồi sinh thì nó trở thành những khoản đầu tư chiến lược dài hạn. Nguồn vốn sinh ra từ việc kinh doanh dệt may được sử dụng để thực hiện những khoản đầu tư khác. Cuối cùng chính cổ phần từ thương vụ ban đầu lại bị những khoản cổ phần khác làm cho lu mờ. Năm 1985, Buffett ngừng kinh doanh dệt may nhưng ông vẫn tiếp tục giữ tên công ty đó. Triết lý đầu tư của Buffett dựa trên nguyên tắc chỉ mua cổ phẩn của những công ty mà ông tin chắc rằng chúng được quản lý tốt và đang bị đánh giá thấp hơn giá trị của nó. Khi mua chứng khoán, ông có xu hướng nắm giữ chúng dường như vô thời hạn. Tất cả những công ty như Coca Cola, American Express và Gillette đều đáp ứng những tiêu chí của ông và được giữ lại trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway trong nhiều năm. Trong nhiều trường hợp ông mua lại toàn bộ công ty nhưng vẫn để ban lãnh đạo công ty tiếp tục điều hành công việc kinh doanh hàng ngày. Một vài hãng nổi tiếng thuộc thể loại này trong đó có See’ Candies, Fruit of the Loom, Dairy Queen, The Pampered Chef và GEICO Auto Insurance.

Bí quyết của Buffett vẫn còn giữ nguyên vẹn đến khi cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ trở nên phổ biến. Thuộc tuýp người kiên định không thích công nghệ mới, Buffett đứng ngoài cuộc chơi những cổ phiếu ngành công nghệ suốt cuối thập niên 90. Giữ vững lập trường và khước từ đầu tư vào những công ty không đảm bảo niềm tin để ông ủy thác, Buffett đã nhận được sự coi thường của những chuyên gia phố Wall và bị nhiều người tẩy chay như một người đã hết thời. Dầu hiệu suy nhược trong lĩnh vực công nghệ xuất hiện khi hàng loạt vụ nổ bong bóng trong lĩnh vực kinh doanh mạng đã làm trắng tay nhiều chuyên gia đó. Còn lợi nhuận của Buffett khì tăng gấp đôi. (Để xem những sự kiện này hãy đọc The Greatest Market Craches, Sorting Out Cult Stock and Beavioral Finance: Herd Behavior).

Cuộc sống riêng
Mặc dù có tài sản tính bằng tiền tỷ nhưng Warren Buffett nổi tiếng thanh đạm. Ông vẫn sống trong căn hộ 5 phòng được mua năm 1958 với giá 31,000 đô la., uống Coca Cola và ăn tối ở những nhà hàng trong vùng nơi có những chiếc Hăm-bơ-gơ hay món thịt quay ông ưa thích. Trong thời gian dài ông né tránh ý tưởng mua phi cơ riêng. Cuối cùng thì ông cũng có một chiếc và ông đặt tên nó là “Indefensible – Không thể cưỡng nổi” – thể hiện sự tự phê bình một cách công khai về việc bỏ tiền ra mua chiếc phi cơ đó. (Hãy đọc cuốn Downshift To Simplify Your Life and Save Money The Scottish Way nếu bạn muốn tìm hiểu xem tiết kiệm thế nào để bạn có thể tiết kiệm được những khoản tiền lớn.)

Ông chung sống với Susan Thomson hơn 50 năm kể từ đám cưới năm 1952. Họ có ba người con Susie, Howard và Peter. Buffett và Susan ly thân năm 1977 nhưng vẫn duy trì hôn nhân đến khi bà qua đời năm 2004. Trước khi qua đời, Susan đã làm mối cho ông với Astrid Menks, một người hầu bàn. Buffett và Menks bắt đầu chung sống từ năm 1978 và sau đó chính thức cưới nhau vào tháng 8 năm 2006.

Tài sản thừa kế
Bạn sẽ sử dụng đồng tiền thế nào nếu bạn là nhà đầu tư thành công nhất thế giới? Nếu là Warren Buffett bạn sẽ đem cho đi. Buffett làm sửng sốt cả thế giới khi vào tháng 6 năm 2006 ông thông báo phần lớn tài sản của ông được góp vào quỹ từ thiện Bill & Melida Gates, nơi tập trung vào các vấn đề về sức khỏe nhân loại, hệ thống thư viện nước Mỹ và các trường học trên toàn thế giới. Nó là một quỹ từ thiện trong sáng nhất thế giới. (Hãy tìm hiểu người quyên góp thánh thiện nhất ở phố Wall trong cuốn The Saints Of Wall Street.)

Những khoản từ thiện sẽ được góp bằng cổ phiếu loại B của Berkshire Hathaway. Tổng giá trị quyên góp vào quỹ Gates là 10 triệu cổ phiếu. Nó được trích từ 5% tiền lãi chỉ đến khi Buffett chết hoặc khi quỹ không còn tuân theo những qui định sử dụng tiền hay những qui định mà Bill và Melinda Gates duy trì một cách tích cực cho những hoạt động của quỹ. Khoản từ thiện mà Buffett góp năm 2006 là 500,000 cổ phiếu với trị giá gần tới 1.5 tỷ đô la.

Tính theo giá trị cổ phiếu tháng 6 năm 2008, toàn bộ khoản từ thiện đã được góp vào quỹ Gates có giá trị vào khoảng 37 tỷ đô la. Buffett đánh giá giá trị cổ phần đó sẽ tiếp tục tăng thêm qua thời gian. Một khoản từ thiện bằng cổ phần khác sẽ được chia đều cho ba quỹ do những người con của Buffett điều hành. Thêm một khoản một triệu cổ phiếu sẽ chuyển đến một quỹ được thành lập để tỏ lòng kính trọng người vợ quá cố của ông.

Trong khi quỹ từ thiện Gates đã hẳn là một bất ngờ lớn, thì những nỗ lực từ thiện của Buffett chẳng có gì mới. Ông vẫn đang cống hiến tiền của trong suốt bốn năm qua cho quỹ Buffett, sau này được đổi tên là Susan Thomson Buffett. Quỹ này hỗ trợ quyền tự lựa chọn của người phụ nữ có kế hoạch hành động nhằm giảm bớt việc gia tăng sinh đẻ trong gia đình.

Buffett luôn vạch kế hoạch để dành phần lớn tài sản của mình làm từ thiện sau khi chết. Tinh hoa giá trị trong tâm hồn Buffett là: lý trí, quyết đoán, độc lập chính trị và nó vẫn đang chiếu sáng suốt đường đời của ông. Câu nói nổi tiếng của ông chính là: “Tôi biết những gì tôi làm, và điều đó tạo nên ý nghĩa để tiếp tục.”

Kết luận
Tương lai chứng kiến Buffett vẫn tiếp tục không ngừng quyên góp tiền làm từ thiện. Nói về vấn đề này, ông cho biết: “Tôi không phải là người say mê được giầu có như vua, đặc biệt khi mà sự lựa chọn là sáu tỷ người trên thế giới đang phải làm vật lộn với những công việc nghèo khó hơn nhiều trong cuộc sống còn chúng ta lại đang có cơ hội kiếm lợi từ đồng tiền.” (Theo thống kê của BBC ngày 26 tháng 6 năm 2006 thì Buffett đã quyên góp được 37 tỷ đô la làm từ thiện.)

Bầu Đức, từ gã chăn trâu đến sở hữu máy bay

Cái thằng bé chăn trâu của 40 năm trước hay ngồi vắt vẻo trên bờ tường sân bay Phù Cát (Bình Định) ngắm máy bay và thêu dệt ước mơ làm phi công vừa sở hữu máy bay riêng…

Chúng tôi gặp ông bầu nổi đình nổi đám ở phố núi, lúc nào cũng thấy ông mặc cái quần Jean sờn gối bạc thếch, khi thì ngồi quán cóc bụi bặm, lúc lại chễm chệ trong khách sạn năm sao bàn chuyện làm ăn với đối tác nước ngoài. Mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức bỏ tiền túi ra mua chiếc máy bay làm tôi nhớ lại lúc ông ngậm ngùi kể mình ngồi xe ôm đi đấu giá miếng đất vài chục tỷ đồng ở Đà Nẵng. Hồi báo đăng tin ông có máy bay riêng, mấy bác nông dân ở quê cũ Nhơn Mỹ, (huyện An Nhơn, Bình Định) lại kháo nhau: “Bà con ơi, thằng Đức lại chơi ngông kìa…”.

Thuê máy bay cứu sống em vợ

Một sáng đọc báo, ông Đoàn Nguyên Đức chợt thấy cái tên mình nằm trong Top 10 người giàu nhất Việt Nam, hỏi thì ông chỉ cười cười: “Người ta thống kê tôi có 1.100 tỷ đồng mà mấy ai biết tôi… nợ đến 1.000 tỷ đồng rồi”. Không biết bầu Đức nói thật hay đùa nhưng cơ nghiệp của ông ngày càng phình to cũng từ những lời nói cứ tưởng như đùa ấy.

//daicaquach.tk/

Ngay cả mấy lần ông trễ chuyến bay chỉ để đi xem đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đá cũng khiến ông băn khoăn rồi đùa với bạn bè sẽ mua một chiếc chỉ để chở mình đi xem đá banh. Thế rồi ông mua chiếc Beechcraft King Air 350 có 12 chỗ ngồi với giá bảy triệu USD. Thật ra bầu Đức không phải chơi ngông mua máy bay đi chơi mà ông muốn chủ động, thuận lợi và nhanh chóng hơn trong công việc ở thời buổi hiện đại này.

HLV Wenger cùng bầu Đức dùng cơm trưa tại CLB Arsenal
trong chuyến thăm Anh mới đây của ông Đức – Ảnh: VnExpress.

Nhưng bước ngoặt có tính quyết định đến việc ông mua máy bay từ khi nhờ nó ông cải tử hoàn sinh cho người em vợ của mình. Ba năm trước, em vợ ông bệnh nặng, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hết phương cứu chữa đã khuyên người nhà nên chuyển bệnh nhân về Pleiku cho kịp trước khi nhắm mắt vì chẩn đoán chỉ còn vài giờ nữa thôi, sợ không kịp đến nhà… Nhìn em nằm thoi thóp, bầu Đức chợt nảy ra ý định thuê hẳn một chuyên cơ khứ hồi đưa bệnh nhân sang Singapore và “book” luôn nếu không cứu kịp thì sẵn máy bay ấy đưa xác về nhà luôn. Em vợ ông từ lúc chỉ còn là cái xác không hồn nhưng chỉ hơn hai giờ sau đã được chẩn đoán đúng bệnh và may mắn thoát chết trong gang tấc.

Lần khác, trước Tết năm ngoái, ông cần đi gấp từ TP.HCM đến Pleiku hẹn ký hợp đồng làm ăn nhưng không đào đâu ra vé máy bay. Rốt cuộc ông đành bấm bụng thuê hẳn một chuyến bay taxi và phải trả chi phí gấp đôi cho 60 chỗ ngồi chỉ với một giờ 15 phút bay.

Xây dựng thương hiệu nhờ bóng đá

Đoàn Nguyên Đức mê bóng đá khi còn nhỏ xíu hay theo mấy anh và đám bạn chăn trâu chia đôi đá bóng bằng quả bòng, quả bưởi. Có chút tiền, ông tài trợ cho bóng đá Gia Lai từ năm 1996 nhưng đề nghị Sở TDTT đừng nêu tên mình làm gì. Cũng như hồi SEA Games 1995 ở Thái Lan, ông từng lao từ khán đài xuống sân dúi vào tay Hồng Sơn 2.000 USD chỉ vì ông vui và yêu thích, thế thôi.

//daicaquach.tk/

Vài năm sau, Đoàn Nguyên Đức quyết định xin chuyển giao đội bóng Gia Lai, rồi áp dụng mô hình kinh doanh làm bóng đá. Ngay mùa đầu tiên 2001, Hoàng Anh Gia Lai nổi như cồn sau khi bầu Đức lặn lội sang Thái “săn” Kiatisak và hàng loạt thương vụ mua tuyển thủ quốc gia về chơi hạng nhất. Danh tiếng đội bóng nổi khắp khu vực.

Đến giờ ông tự đúc kết cái đội bóng mình bằng bài toán tài chính: “Ai nói làm bóng đá là chi tiền ra chứ riêng tôi thì bóng đá mang lại cho doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai lợi nhuận rất lớn. Thử ngẫm xem, giả dụ doanh số của Hoàng Anh trước khi có đội bóng là 500 tỷ đồng/năm và kể từ khi có đội bóng nó tăng lũy tiến đều, đến hơn 1.000 tỷ đồng/năm rồi. Chi phí hơn 10% cho phép quảng cáo tôi sử dụng vào việc trả lương cho cầu thủ, khỏe lắm. Gạch Đồng Tâm cũng làm hệt như chúng tôi thôi…”.

//daicaquach.tk/

Giới chuyên môn khẩu phục bầu Đức mới nhảy vào bóng đá chuyên nghiệp vài năm đã thâu tóm hết mọi danh hiệu cao quý nhất nhưng tâm chưa phục do cái kiểu mạnh vì gạo mà đốt cháy giai đoạn. Cho đến lúc ông bắt tay với lò đào tạo cầu thủ trẻ danh tiếngArsenal (Anh) về phố núi huấn luyện, người ta mới trầm trồ thán phục cái tầm nhìn xa của ông. Không biết thật hay đùa, bầu Đức còn ấp ủ mua luôn cả CLBArsenal chứ không phải chỉ là 20% cổ phần như bây giờ.

//daicaquach.tk/

Sau hàng loạt bước hợp tác với Arsenal như: hợp tác đào tạo bóng đá trẻ, đặt bảng quảng cáo tại sân Emirates (của CLB Arsenal)…, bầu Đức đang “mơ” đến việc trở thành cổ đông lớn nhất của CLB Arsenal

Bài viết về ông Đoàn Nguyên Đức trên tờ Times điện tử

Tổng giám đốc một tập đoàn lừng lẫy ở Việt Nam mà trông Đoàn Nguyên Đức giống dân chơi hơn là một ông chủ. Bận bịu thế mà khi nghe bạn bè rủ rê… đá banh, bầu Đức đánh xe từ Quy Nhơn về phố núi đá chơi cho vui rồi uống rượu cần, nhảy nhót như một đứa trẻ… Nhìn cái cảnh ấy không ai nghĩ ông là tỷ phú hét ra lửa và mới đây được chính phủ Lào trân trọng đón nhận như một doanh nhân cứu cánh cho những công trình SEA Games của Lào và cho cả đội bóng U-23 Lào. Nghe đến đấy có người lại đùa vui: “Việt Nam hết gỗ rồi bây giờ bầu Đức lại chuyển hướng sang Lào”. Nghe thế ông chỉ cười trừ và nói: “Bên đó người ta nói Việt Nam giúp Lào tổ chức những công trình SEA Games chứ đâu nói bầu Đức giúp, thế là vui rồi…”.

//daicaquach.tk/

Chiếc Beechcraft King Air 350 của ông Đoàn Nguyên Đức ở sân bay

//daicaquach.tk/

NHỮNG GIAI THOẠI VÀ SỰ THẬT

Đi xe ôm đấu giá đất

Từng đi đấu giá đất ở Đà Nẵng giá trị trên 20 tỷ đồng thế mà lại đến “cửa quan” bằng… xe ôm. Mãi sau này, Bầu Đức mới phì cười thú thật: “Mấy anh bảo vệ thấy tôi mặc cái áo khoác tuềnh toàng lại đi xe ôm nên không cho vào, tôi phải năn nỉ hết hơi. Thật sự, tôi không cố tình đi xe ôm đến nhưng ở sân bay Đà Nẵng đón taxi lâu quá tôi mới nhảy đại lên xe ôm đi cho nhanh. Chuyện làm ăn không để lỡ thời cơ được.

Sau khi ông Đức đấu giá xong và thắng thì ông bí thư Tỉnh ủy Gia Lai bấy giờ nhận được cú điện thoại từ Đà Nẵng với câu hỏi: “Ông có biết “thằng” Đức là ai không?”. Miếng đất ấy bây giờ là khách sạn năm sao oách nhất Đà Nẵng.

Săn chất xám ngoại

Năm 1996, lần đầu tiên được sang Mỹ tham gia triển lãm sản phẩm, ông Đức ở trong một khách sạn năm sao chợt nghĩ đến sự phục vụ bặt thiệp của giới quản lý lẫn nhân viên tạp dịch khách sạn đều rất cần mẫn và yêu nghề. Ông Đức chợt nảy sinh ý tưởng táo bạo: “Tại sao mình không thuê người nước ngoài về quản lý hệ thống khách sạn của mình?”.

Bây giờ thì lực lượng giám đốc điều hành người nước ngoài đủ mọi quốc tịch làm việc cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã hơn 20 chuyên gia. Bầu Đức chia sẻ: “Tôi tự hào là một trong những người Việt Nam đầu tiên biến ý tưởng thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc dưới tay mình thành hiện thực. Trước đây, tôi hay băn khoăn việc nhân công Việt Nam phải đi làm công cho người nước ngoài thì tại sao mình không làm ngược lại được?”.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Thành công bằng khát vọng cháy bỏng

Khởi nghiệp Hãng cà phê Trung Nguyên trong một căn nhà gỗ ọp ẹp rộng 2,8m2 năm 1996. Và nhận thất bại thảm hại trong lần đầu tiên chinh phục thị trường Tp.HCM.

8 năm sau, Đặng Lê Nguyên Vũ nhận giải Nhà Doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004. Cùng với Trung Nguyên, anh được đánh giá là một “hiện tượng kinh tế” của Việt Nam cuối thế kỷ XX.

Hiện tại, anh đang thực hiện giấc mơ toàn cầu của mình với dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu tại Tây Nguyên. Khát vọng cháy bỏng là yếu tố không bao giờ thiếu trong con người của Đặng Lê Nguyên Vũ.

Tuổi trẻ với những giấc mơ không trẻ

Chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu đồng chữa trị mà vay mượn cả đại gia đình cũng không đủ, cậu con trai 16 tuổi  – Đặng Lê Nguyên Vũ đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này!”.

Những năm 1990, thầy cô và các sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên không ai không biết đến Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng sinh viên khoa Y với nhiều ước mơ và hoài bão vượt ra phạm vi đất nước. Nhận ra ngành Y không thể đáp ứng được ước mơ và tham vọng của mình, năm thứ ba đại học, anh quyết định nghỉ học và đón xe vào thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm cơ hội. Ra đi với hành trang duy nhất là tên và địa chỉ của một người chú chưa từng biết mặt, anh tự hứa sẽ không trở về nhà cho đến khi sự nghiệp vững vàng.

Nhận được nhiều lời khuyên chân thành và bổ ích từ người chú, Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó. Tuy vậy, trong anh vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh. Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới nhưng hình ảnh cà phê của Việt Nam không hề được biết đến. Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những loại ngon nhất thế giới nhưng thực tế có được công nhận? Nhận thức như vậy, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Anh muốn chế biến ra loại cà phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tham vọng lớn lao ấy thôi thúc chàng sinh viên Y đến cháy bỏng. Trình bày suy nghĩ với bạn bè để tìm sự chia sẻ, nhưng anh chỉ nhận được sự giễu cợt và cho là “thằng điên hạng nặng” với những ý tưởng vượt xa tầm với. Cả trường đại học chỉ vài ba người là chịu nói chuyện với anh.

Tuy nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn tìm được ba người cộng sự học cùng lớp có chung bầu nhiệt huyết, nhưng họ hứa chỉ giúp anh trong chặng khởi đầu chứ không theo con đường kinh doanh đó. Không ngần ngại, Đặng Lê Nguyên Vũ bắt tay thực hiện ý tưởng của mình. Anh cùng các bạn tranh thủ ngày chủ nhật, lặn lội tìm đến các thương gia cà phê nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành năn nỉ, thuyết phục họ truyền nghề. Cứ vậy, anh tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng về cà phê.

Tháng 8 năm 1996, Cửa hàng Cà phê Trung Nguyên được ra đời. Với số vốn ban đầu hầu như không có gì và chiếc xe đạp cũ, anh đạp xe đi khắp nơi thu mua cà phê về rang, xay và bỏ cho các quán. Nhiều người trong nghề đã cười nhạo khi thấy tất cả hoạt động của Trung Nguyên từ khâu rang, xay đến chế biến… chỉ được thực hiện trong gian nhà gỗ vỏn vẹn 2,8m2. Họ cho rằng anh khó có thể theo kịp để mà cạnh tranh với họ. Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn vững tin vào lựa chọn của mình. Anh khẳng định: “Chỉ 6 tháng sau Trung Nguyên sẽ phát triển bằng một doanh nghiệp có thâm niên 10 năm tại thành phố này”.

Quả thực 6 tháng sau đó, cái tên Cà phê Trung Nguyên đã phát triển hơn cả một doanh nghiệp có thâm niên 20 năm tại thành phố Buôn Mê. Sự đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng đã tạo nên một hiện tượng Trung Nguyên trên mảnh đất năng động và đầy cạnh tranh ấy. Vì vậy khi tốt nghiệp đại học năm 1997, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tích luỹ được một số vốn kha khá, đủ để tiếp tục đầu tư cho các bước tiếp theo.

Thành công thần kỳ

Trung Nguyên bắt đầu bùng phát mạnh và trở thành một trong những thương hiệu cà phê quen thuộc khi Đặng Lê Nguyên Vũ mở 6 quán Cà phê Trung Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1998. Anh đã thuê một “bộ ba” địa điểm, mở ba quán cà phê gần nhau, một chiến thuật cho phép những người quản lý duy trì sự kiểm soát và thiết kế, sự phục vụ và chất lượng của các quán cà phê. Cách này cũng giúp cho chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho ở mức thấp. Mỗi một quán cà phê thành công, anh mở thêm quán mới, từng cái một, tạo nên những “bộ ba” mới khi anh mở rộng hoạt động. Đặng Lê Nguyên Vũ gọi đây là phương thức “tam giác chiến lược”.

Khi các quán ở thành phố Hồ Chí Minh làm ăn phát đạt, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định mở rộng Trung Nguyên trên phạm vi toàn quốc bằng cách kinh doanh nhượng quyền. Đến giữa năm 2002, chỉ sau 4 năm ra đời, Trung Nguyên đã có hơn 400 quán cà phê nhượng quyền trên khắp 61 tỉnh thành của Việt Nam. Các đại lý nhượng quyền phải mua cà phê của Trung Nguyên với mức chiết khấu 10%. Họ có quyền sử dụng tên Trung Nguyên và dấu hiệu nâu – vàng đặc biệt của nó với hình ảnh một ly cà phê bốc khói.

Thỏa thuận nhượng quyền đã tạo sự bành trướng tương đối dễ dàng cho Trung Nguyên mà đòi hỏi ít sự đầu tư từ chủ nhân của nó. Với chiến lược này,  Đặng Lê Nguyên Vũ đã giúp cho Trung Nguyên tăng trưởng nhanh, bán chạy và quảng bá sản phẩm của mình khắp nước.

Trong giai đoạn đầu, Đặng Lê Nguyên Vũ không chủ trương mở các chi nhánh đồng nhất. Mỗi Trung Nguyên có một phong cách và không khí riêng biệt, phản ánh nét văn hóa cộng đồng tại địa phương mà nó ngự trị. Anh chú trọng bồi đắp hình ảnh của Trung Nguyên bằng chất lượng phục vụ và bản thân sản phẩm cà phê. Vì phần lớn cà phê Việt Nam không thuộc loại cao cấp, anh đã phải trả giá cao hơn để có loại cà phê tốt hơn, thiết lập sự trung thành với những người trồng cá thể.

Không ai có thể phủ nhận phong cách khác biệt và khá cao cấp của Cà phê Trung Nguyên. Hơn nữa, hàng loạt các loại cà phê tuyệt hảo của Trung Nguyên đã tạo ra một khuynh hướng mới cho giới trẻ Việt Nam, từ các nhân viên văn phòng đến các sinh viên và cả lứa tuổi học sinh. Ông chủ của Trung Nguyên gọi đó là phong cách cà phê Việt Nam. Đặng Lê Nguyên Vũ đã rất tinh tế khi đưa khách hàng của mình vào lối sống văn hóa đó qua câu khẩu hiệu: “Khơi nguồn sáng tạo”.